Bachkhoaco giới thiệu quy trình xử lý nước thải có độ màu cao theo quy định mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bên cạnh các thành phần ô nhiễm như COD, BOD thì xử lý nước thải có độ màu cao là một trong những yêu cầu quan trọng của ngành công nghiệp. Để xử lý hiệu quả, buộc chúng ta phải nắm được đặc tính, các chỉ số ô nhiễm nhất định trong nước thải, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Tư vấn xử lý nước thải có độ màu cao trong dệt nhuộm
Nước thải có độ màu cao thường phát sinh trong hoạt động sản xuất của các nhà máy dệt nhuộm, thuộc da, in ấn,… Đặc biệt, nước thải trong ngành dệt nhuộm là khó xử lý nhất vì độ màu nước cao lại thay đổi tải lượng liên tục. Thêm vào đó, các màu nhuộm hoạt tính như Cibacron, Sumifix, Remazol, Levafix, Drimarene có khả năng tái đục nước dù đã trải qua quá trình xử lý đông tụ.
Theo thống kê, mỗi một tấn vải khi dệt nhuộm phải cần đến 25 -150 m3 nước sử dụng, điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình này sẽ làm phát sinh ra lượng nước thải tương ứng. Khi thải ra môi trường tự nhiên, nước thải có chứa độ màu cao sẽ cản trở hoạt động khuếch tán ánh sáng, hòa tan oxy làm tác động đến quá trình quang hợp, hô hấp của sinh vật. Chưa kể hàm lượng chất hưu cơ cao trong nước thải này đều thuộc dạng khó phân hủy. Chính vì những đặc điểm này, buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý các loại nước thải hiệu quả để đảm bảo các thông số yêu cầu sau trước khi xả thải.
Chỉ tiêu |
Đơn vị | Nước thải hoạt tính | Nước thải sunfua |
Nước thải tẩy |
pH |
10-11 | >11 | >12 | |
COD |
mg/l | 450 – 1500 | 10000 – 40000 |
9000 – 30000 |
BOD5 |
mg/l | 200 – 800 | 200 – 10000 |
4000 – 17000 |
Tổng Nitơ |
mg/l | 5 – 15 | 100 – 10000 |
200 – 1000 |
Tổng Phốt pho | mg/l | 0.7 – 3 | 7 – 30 |
10 – 30 |
SS |
mg/l | – | – |
120 – 13000 |
Độ màu |
Pt-Co | 7000 – 50000 | 10000 – 50000 |
500 – 2000 |
Độ đục | FAU | 140 – 1500 | 8000 – 200000 |
1000 – 5000 |
Quy trình xử lý nước thải
Giai đoạn 1: Nước thải từ nơi tập trung chảy qua song chắn rác để loại bỏ các rác thải kích thước lớn.
Giai đoạn 2: Nước thải lọc xong rác sẽ chảy vào bể điều hòa để ồn định lại lưu lượng và nồng độ. Quá trình này cùng sẽ làm giảm 1 phần nhiệt độ vốn rất cao của nước thải.
Giai đoạn 3: Nước tiếp tục được bơm vào bể keo tụ để được thực hiện quá trình kết dính các chất bẩn lại với nhau, giúp các cặn bẩn lắng xuống.
Giai đoạn 4: Nước thải được bơm tiếp vào bể Aerotank có cung cấp không khí. Hoạt động sinh học hiếu khí diễn ra trong giai đoạn này sẽ thực hiện phân hủy các chất hữu cơ thành vô cơ (chủ yếu là CO2 và H2O)
Giai đoạn 5: Xử lý hiếu khí xong, nước thải được dẫn vào bể lắng để lắng trọng lực nhằm loại bỏ cặn bùn hoạt tính.
Giai đoạn 6: Nước thải chảy vào bể khử trùng để được bơm các hoạt chất Ca(OCl)2, Cl2…diệt vi khuẩn gây hại.
Nếu nước thải không đạt chuẩn đầu ra thì sẽ được bơm tiếp vào bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các thành phần gây ô nhiễm. Đồng thời, trong quá trình xử lý sẽ cần đến sự trợ lực của các hóa phẩm khử màu chuyên dụng phù hợp với đặc tính và lưu lượng nước thải.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải có độ màu cao vận hành hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất hãy liên hệ với Công ty Môi trường Bách Khoa để được tư vấn đầy đủ hơn: